Gà đá bị ké chậu: Cách điều trị dứt điểm hiệu quả 100%

Gà đá bị ké chậu: Cách điều trị dứt điểm hiệu quả 100%
Bình chọn

Gà bị ké chậu là một căn bệnh gây ra không ít phiền phức, đặc biệt đối với những anh em nuôi gà chọi hay gà cảnh. Gà đá bị ké chậu sẽ ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu và phải mất một khoảng thời gian điều trị khiến cho sức lực bị giảm sút.

Trong bài viết dưới đây của CasinoMCW, chúng tôi hướng dẫn cho anh em cách chữa và phòng tránh gà đá bị ké chậu hiệu quả và nhanh chóng nhất. Hãy cùng tham khảo chi tiết ngay bên dưới nhé.

Nguyên nhân gà đá bị ké chậu

Nguyên nhân gà đá bị ké chậu
Nguyên nhân gà đá bị ké chậu

Gà bị ké chậu là một bệnh nhiễm trùng, thường xảy ra ở phần thịt giữa lòng bàn chân của gà. Nguyên nhân gây nhiễm trùng là do vi khuẩn staphylococcus gây ra, vi khuẩn này xâm nhập khi gà bị xước ở lòng bàn chân. Vết thương sẽ không lành cùng với việc gà đi lại nhiều tạo thành vết áp xe, bên trong có nhân tạo thành ổ hoại tử khiến gà đi lại có cảm giác đau đớn khiến lại đi lại khó khăn.

Đây là căn bệnh không hiếm gặp ở gà, tuy nhiên đối với gà ăn thịt bình thường thì không đáng quan tâm. Nhưng đối với gà chọi thì có thể ảnh hưởng rất lớn chất lượng chiến đấu, chính vì vậy việc phát hiện và chữa trị kịp thời là vô cùng quan trọng. 

Cách nhận biết gà bị ké chậu

Cách nhận biết gà bị ké chậu
Cách nhận biết gà bị ké chậu

Gà đá bị ké chậu rất dễ nhận biết, bỗng nhiên một ngày anh em nhận thấy chú gà mình đi đứng không được bình thường. Bị sưng tấy ở dưới bàn chân, um mủ hoặc chảy máu. Sau khi vết thương phát triển lớn, gà sẽ bị đi thọt hoặc thậm chí liệt 1 chân. 

Có hai loại ké chậu ở gà đó là ké chậu kín và ké chậu mở miệng. Đối với ké chậu kín ở giai đoạn đầu dễ điều trị hơn, vết thương kín và không chảy máu hay mủ. Ké chậu mở là giai đoạn sau khi vết thương nhiễm trùng phát đã triển, chân gà bị chảy máu và mủ khá nhiều.

Cách trị gà đá bị ké chậu hiệu quả nhanh chóng

Phương pháp dân gian

Phương pháp dân gian
Phương pháp dân gian

Chuẩn bị các nguyên liệu sau: mật ong, vôi ăn trầu và rượu, muối. Cách thực hiện như sau:

  • Ké chậu kín: vôi ăn trầu trộn với mật ong theo tỷ lệ 1:1 sau đó bôi lên vùng ké chậu 1 ngày 2 lần. Thời gian đầu ké chậu có thể sẽ sưng to lên nhưng tiếp tục duy trì từ 7 đến 10 ngày.
  • Ké chậu hở: Dùng hỗn hợp rượu pha muối và ngâm trực tiếp vùng chân bị ké chậu vào mỗi ngày 2 lần. Thực hiện liên tục từ 10 đến 15 ngày sẽ nhận thấy ké chậu không còn nữa.

Sử dụng thuốc 

Sử dụng thuốc có thể thời gian điều trị sẽ nhanh hơn. Nếu sử dụng thuốc, anh em hãy đến cơ sở thú y gần nhất, bác sĩ thú y sẽ kê thuốc kháng sinh phổ rộng và thuốc bôi diệt khuẩn để giải quyết triệu chứng này một cách triệt để. Bên cạnh đó là kết hợp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho gà. 

Loại bỏ kéo chậu bằng phẫu thuật

Loại bỏ kéo chậu bằng phẫu thuật
Loại bỏ kéo chậu bằng phẫu thuật

Cách thứ ba để điều trị ké chậu cho gà đó chính là thực hiện phẫu thuật. Anh em có thể thực hiện các thao tác này ngay tại nhà. Có thể tham khảo các bước hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Rửa sạch chân gà bằng nước muối sinh lý
  • Bước 2: Xác định vùng mổ theo hình vòng tròn xung quanh ké chậu. Tiến hành mổ theo thao tác từ ngoài vào trong, thực hiện dứt khoát, nhanh gọn để tránh làm đau gà. Lấy sạch phần ké chậu để tránh tái phát. 
  • Bước 3: Tiến hành sát trùng bằng Vetericyn VF ở toàn bộ vùng chân gà. Dùng gạc và keo băng cựa để băng kín vết thương. Thay băng và sát trùng mỗi ngày 1 lần cho đến khi lành hẳn.
  • Bước 4: Cho gà nghỉ ngơi nơi yên tĩnh, tránh di chuyển nhiều. Bổ sung kháng sinh dạng uống và vitamin để tăng sức đề kháng.

Lưu ý quan trọng: Thời điểm mổ ké thích hợp là lúc vết ké chậu đã khô, đây là giai đoạn bắt đầu mọc rễ và có thể xử lý 1 lần toàn bộ. Sau khi mổ xong, lót thêm miếng vải mềm nơi nhốt gà để chúng đỡ đau khi di chuyển.

Cách phòng bệnh ké chậu ở gà 

Cách phòng bệnh ké chậu ở gà 
Cách phòng bệnh ké chậu ở gà

Nhìn chúng đây là một căn bệnh không quá nguy hiểm tuy nhiên nếu mắc phải sẽ làm giảm hiệu suất của gà. Anh em có thể phòng tránh gà bị ké chậu nhu sau:

  • Chuồng trại cho gà ở phải sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên, không sình lầy, không có nhiều vật sắc nhọn và đảm bảo thoáng mát.
  • Hạn chế cho gà bay cao, bởi khi tiếp đất không tốt khiến chân có thể bị thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây ra bệnh.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho
  • Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tình hình sức khỏe của gà. Nếu nhận thấy gà gặp phải những vết thương hở thì ngay lập tức sát trùng để diệt khuẩn, tránh gây nên tình trạng ké chậu.

Một số điều cần biết về ké chậu ở gà 

Anh em đừng nhầm lẫn ké chậu chỉ xuất hiện ở chân gà, căn bệnh này còn có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác của gà như diều, đầu, cổ, hầu,… Tùy thuộc vào vị trí trên cơ thể gà mà biểu hiện và cách chữa trị kén cũng sẽ có phần khác nhau. 

Khi phẫu thuật loại bỏ ké chậu nếu anh em không tự tin vào khả năng của mình có thể đến các cơ sở thú y hoặc nhờ người có kinh nghiệm. Mới lần đầu không nên tự ý thực hiện, nếu không kiểm soát vết mổ sẽ chảy máu nhiều hơn, lúc này sẽ tệ hơn cho gà nữa.

Kết luận

Nhìn chung đây là một căn bệnh không quá nguy hiểm, anh em hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị được. Nếu gặp phải, có thể thực hiện những bước hướng dẫn mà chúng tôi vừa chia sẻ bên trên nhé. Cảm ơn đã theo dõi chuyên mục kiến thức của CasinoMCW.

+ posts

Nguyễn Hoàng Duy Phương hiện đang là giám đốc điều hành tại MCW Việt - một trang cá cược trực tuyến uy tín hàng đầu Việt Nam. Tôi mong muốn mang đến cho khách hàng những trò chơi trực tuyến hấp dẫn, dịch vụ giải trí tốt nhất trên thị trường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *